BÀI TUYÊN TRUYỀN VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH TRONG CÔNG TÁC BẢO VỆ, CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ EM
Từ trước tới nay, gia đình luôn giữ vai trò hàng đầu, là yếu tố quyết định đối với việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Trẻ em là thành phần quan trọng cấu thành gia đình. Quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng chính là hai trong ba mối quan hệ cơ bản tạo nên gia đình. Cha mẹ và các thành viên trong gia đình là những người gần gũi mật thiết thường xuyên ở bên cạnh trẻ em, việc chăm sóc con trẻ không chỉ là trách nhiệm mà còn là “bản năng” của họ. Trong gia đình, việc bảo vệ chăm sóc, giáo dục trẻ em cần được thực hiện một cách khoa học với những kiến thức, kỹ năng phù hợp. Chăm sóc phải gắn liền với bảo vệ. Phải xác định gia đình chính là nơi an toàn nhất cho trẻ em.
bài tuyên TRUYỀN
VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH TRONG CÔNG TÁC BẢO VỆ, CHĂM SÓC,
GIÁO DỤC TRẺ EM

Từ
trước tới nay, gia đình luôn giữ vai trò hàng đầu, là yếu tố quyết định đối với
việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Trẻ em là thành phần quan trọng cấu
thành gia đình. Quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng chính là hai trong ba
mối quan hệ cơ bản tạo nên gia đình. Cha mẹ và các thành viên trong gia đình là
những người gần gũi mật thiết thường xuyên ở bên cạnh trẻ em, việc chăm sóc con
trẻ không chỉ là trách nhiệm mà còn là “bản năng” của họ. Trong gia đình, việc
bảo vệ chăm sóc, giáo dục trẻ em cần được thực hiện một cách khoa học với những
kiến thức, kỹ năng phù hợp. Chăm sóc phải gắn liền với bảo vệ. Phải xác định
gia đình chính là nơi an toàn nhất cho trẻ em.
Bảo vệ
trẻ em trước hết là đảm bảo cho trẻ em được thực hiện các quyền của mình đồng
thời phòng ngừa không để trẻ em bị thiệt thòi, không bị xâm hại đến các quyền đã
được pháp luật thừa nhận (Nhà nước ta đã tham gia ký kết công ước Quốc tế về
quyền trẻ em, đã ban hành Luật Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, Luật Phổ cập
giáo dục tiểu học, Luật Hôn nhân gia đình, các văn bản dưới Luật đảm bảo
thực hiện quyền của phụ nữ và trẻ em…) Bảo vệ chăm sóc trẻ em còn là ngăn ngừa
không để các cháu rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như: bị mồ côi cha mẹ,
khuyết tật, bị xâm hại tình dục, trở thành tội phạm vị thành niên, nghiện ma
tuý, tệ nạn xã hội…
Khi
thực hiện chức năng chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em, gia đình không thể tách
rời khỏi những thiết chế khác là nhà trường và cộng đồng xã hội. Không chỉ quan
tâm tới những vấn đề của trẻ em khi sinh hoạt với gia đình mà còn phải biết
được những hoạt động của các cháu tại trường học tại những nơi sinh hoạt cộng
đồng để kịp thời ngăn chặn những tiêu cực có thể xảy ra.
Chăm
sóc trẻ em được tiến hành trên cả 2 mặt: Vật chất và tinh thần. Gia đình với
khả năng cao nhất của mình cung cấp cho trẻ em những điều kiện tốt nhất để phát
triển về thể chất. Trong điều kiện hiện nay, kinh tế gia đình về cơ bản đã được
nâng lên với mức ổn định khá giả vì vậy các bậc cha mẹ cần dành cho trẻ không
chỉ về điều kiện vật chất mà cần chú trọng chăm sóc về mặt trí tuệ. Trẻ em
không phân biệt trai, hay gái được tạo điều kiện học tập phát triển theo khả
năng của mình.
Để tạo
môi trường chăm sóc thuận lợi, cha mẹ cần tạo một bầu không khí yêu thương,
đoàn kết, gắn bó quan tâm giữa các thành viên gia đình, cho dù cuộc sống còn
nhiều vất vả, nhưng khi có trẻ em trong gia đình thì các thành viên phải cố
gắng bỏ qua những mâu thuẫn, xích mích để cho trẻ em luôn luôn có cảm tưởng
rằng ngôi nhà của mình chính là tổ ấm. Với những trẻ em có thiên hướng xuất
hiện một số năng khiếu, cha mẹ phải biết phát hiện, khuyến khích tạo mọi điều
kiện để ươm mầm tài năng. Việc chăm sóc phát triển trí tuệ cho trẻ em có quan
hệ chặt chẽ với việc giáo dục, xã hội hoá trẻ em. Quan điểm giáo dục hiện nay
coi gia đình là một trong ba môi trường giáo dục trẻ em. Tuy nhiên gia đình vẫn
là trường học đầu tiên và suốt đời của mỗi con người. Đó là bởi vì gia
đình có trách nhiệm, là tình cảm và cũng là quyền uy (ông bà, cha mẹ, anh,
chị). Gia đình thực hiện chức năng giáo dục thông qua 3 giai đoạn phát triển
của trẻ em: từ 1-3 tuổi, từ 3-6 tuổi và từ 6-18 tuổi. Cả ba giai đoạn trên, trẻ
em được giáo dục, dậy dỗ của gia đình lớn lên chịu ảnh hưởng các chuẩn mực
trong gia đình và dần dần tiếp cận các chuẩn mực ngoài xã hội.
Để
thực hiện tốt chức năng giáo dục, mỗi thành viên trong gia đình tuỳ thuộc vị
trí của mình ( ông, bà, cha, mẹ, anh, chị) phải trở thành những tấm gương sáng
cho con trẻ học tập, làm theo. Hiện nay, phong trào: ông bà, cha mẹ mẫu mực,
con cháu thảo hiền đang thực sự phát huy hiệu quả, tác động quan trọng trong
giáo dục của gia đình. Những hành vi mà trẻ tiếp nhận, học tập trong gia đình
không chỉ là những kinh nghiệm của người lớn mà bằng cả những tình cảm của
những người thân yêu nhất. Gia đình thông qua thái độ, tình cảm, tâm lý, mối
liên hệ thường xuyên bền vững với trẻ em, khéo léo truyền thụ cho chúng những
hành vi ứng xử trong nhà và ngoài xã hội. Không thể có sự hình thành và phát
triển nhân cách đầy đủ và hoàn thiện nếu không có một môi trường giáo dục gia
đình thuận lợi. Gia đình là thể chế đầu tiên, quan trọng nhất hình thành nhân
cách ở tuổi thơ. Những mối liên hệ của trẻ em với các thành viên của gia đình,
nhất là cha mẹ đã quyết định cách thức ứng xử đặc biệt là tình cảm của chúng
sau này với chính những người thân trong gia đình và ngoài xã hội. Nếu như
trước đây, việc giáo dục trẻ em có cả ông bà và những thành viên khác trong gia
đình, thậm chí trong dòng tộc, thì nay chức năng giáo dục trẻ em trong gia đình
chủ yếu là cha mẹ vì gia đình hạt nhân hiện nay đang chiếm tỷ lệ cao và có xu
thế phát triển. Ông bà không cùng sống chung với trẻ em trong gia đình, do vậy
không thể nắm bắt được thường xuyên sự phát triển tính cách, suy nghĩ, sở thích
của con cháu để có thể uốn nắn dậy dỗ. Hiện tại, sách báo, ti vi, internet
nhiều khi cuốn hút con trẻ hơn là tìm đến ông bà. Khoảng cách thế hệ với những
sự khác biệt của quan điểm sống, cách ứng xử , thói quen sở thích … cùng với
những khoảng cách về thời gian, không gian đã khiến những thế hệ này khó tìm được
tiếng nói chung. Tuy nhiên mẫu hình gia đình chỉ có hai thế hệ (vợ chồng, con
cái) không phải lúc nào cũng tạo được thuận lợi cho các thành viên. Xã hội hiện
đại cùng với nhịp sống hiện đại, năng động đã kéo mọi cá nhân theo dòng chảy
công việc. Thời gian cha mẹ đi làm, cũng là thời gian con đi học, cha mẹ về con
lại đi học thêm kể cả ngày nghỉ… Bữa cơm tối nhiều khi không đủ các thành viên,
thời gian dành cho việc trò chuyện, chia sẻ với con trẻ không phải lúc nào cũng
đáp ứng kịp thời. Trong khi đó việc giáo dục con em giống như “mài sắt thành
kim” cần thời gian, cần sự kiên trì, đầu tư công việc... Sự lơi lỏng, chủ quan
tham công tiếc việc của một số cha mẹ đã dẫn đến những hậu quả thật đáng tiếc:
trẻ em hư hỏng, lang thang bị cuốn vào vòng xoáy các tệ nạn xã hội, vi phạm
pháp luật..v..v.
Hãy
dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em! Đó là thông điệp chung mà nhân loại tiến
bộ đã kỳ vọng, trông đợi và tin tưởng vào thế hệ tương lai. Quan tâm, chăm sóc,
bảo vệ, giáo dục trẻ em là trách nhiệm không chỉ của mỗi gia đình mà còn là của
toàn xã hội. Để thế hệ trẻ hôm nay thực sự là những chủ nhân tương lai của đất
nước, trách nhiệm đầu tiên là của mọi gia đình, gia đình phải thực sự là tổ ấm,
là nơi nuôi dưỡng, hình thành nhân cách con trẻ, là thành trì an toàn, phòng
chống các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình và trẻ em.
Sưu tầm